
tags: hoc bang lai xe b2
600 người ra nước ngoài học vận hành tuyến đường sắt trên cao
Ngày 9/9, ông Nguyễn Mạnh Hùng – quyền Tổng Giám đốc Ban quản lý dự án đường sắt (Bộ GTVT) đã thông tin tới báo chí kết quả thực hiện và tiến độ triển khai dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh – Hà Đông.
Vì sao đội vốn 339 triệu USD
Tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông có chiều dài 13,05 km, với 12 nhà ga. Đây là đường sắt đôi – khổ 1435mm, có tốc độ chạy tàu tối đa 80km/h. Theo Ban Quản lý dự án đường sắt, thời gian chạy 1 chuyến khoảng 23,6 phút, lưu lượng vận chuyển tối đa 57.000 người/giờ tương đương hơn 1 triệu người/ngày.
Về mức tổng vốn đầu tư dự kiến ban đầu khoảng 552,86 triệu USD song đến thời điểm hiện tại, tổng mức điều chỉnh dự án lên gần 892 triệu USD. Điều đó có nghĩa là tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông đã tăng thêm hơn 339 triệu USD. Đây được coi là dự án ODA phát sinh nhiều nhất từ trước cho tới nay.
Nguyên nhân của việc đội vốn này phần lớn nằm ở khoản trượt giá 30% từ lúc ký hợp đồng cho tới thời điểm hiện tại. Ngoài ra, còn phải kể tới những chi phí phát sinh khác như xây dựng nhà ga, bổ sung xử lý nền yếu, thay đổi chất liệu vỏ tàu, bổ sung đào tạo nhân lực chuyển giao công nghệ và đặc biệt, tiền giải phóng mặt bằng cũng tăng rất nhiều so với dự kiến.
Sắp thông xe toàn tuyến cao tốc dài nhất Việt Nam
Tổng mức đầu tư của Dự án xây dựng cao tốc Nội Bài – Lào Cai (giai đoạn 1) là 1.464 triệu USD, bao gồm vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) 236,21 triệu USD, vay thông thường OCR (ADB) 1.034,5 triệu USD và vốn đối ứng là 170,31 triệu USD cho giải phóng mặt bằng (GPMB).
Diện tích giải phóng mặt bằng của Dự án là 2.062,38 ha; Đền bù GPMB cho 25.031 hộ dân bị ảnh hưởng; Xây dựng 99 khu tái định cư; Di dời và xây mới hàng trăm công trình công cộng; Dự án áp dụng chương trình phục hồi thu nhập cho gần 17.000 hộ dân.
Dự án xây dựng đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai có vai trò đặc biệt quan trọng, thuộc hành lang đường bộ Côn Minh – Hải Phòng, nằm trong chương trình hợp tác giữa 6 nước thuộc tiểu vùng sông Mê Kông, đó là Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma và Trung Quốc. Dự án triển khai góp phần thực hiện thành công thoả thuận cấp Chính phủ giữa Việt Nam và Trung Quốc về xây dựng, phát triển hai hành lang và một vành đai kinh tế trọng điểm, bao gồm: Hành lang Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng; Hành lang Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng; Vành đai kinh tế duyên hải Vịnh Bắc bộ.
Doanh nghiệp ký cam kết không chạy xe quá tải
Theo đó, để thực hiện tốt các quy định về tải trọng xe khi tham gia giao thông trên tuyến đường bộ, góp phần đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên tuyến đường bộ nói chung và kết cấu hạ tầng giao nói riêng, các công ty, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải đóng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình sẽ cam kết quán triệt cho các đội ngũ lái xe chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật về giao thông, đặc biệt là các quy định về quản lý hoạt động vận tải hàng hóa trong các doanh nghiệp vận tải, người điều khiển phương tiện.
Doanh nghiệp cam kết không vi phạm các quy định về trọng tải của xe ô tô khi tham gia giao thông trên tuyến đường bộ, đó là xếp hàng đúng trọng tải quy định, không xếp hàng vượt quá chiều cao, chiều rộng, chiều dài cho phép của phương tiện; Không tự ý thay đổi kích thước thành, thùng xe; không tự ý thay đổi kết cấu, hình dáng, kích thước của xe không đúng thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Phía các doanh nghiệp cũng ký cam kết sẽ tự giác tháo bỏ, trả lại đúng nguyên trạng ban đầu của xe theo thiết kế của nhà sản xuất đối với tất cả các xe đã bị thay đổi kích thức thành, thùng xe đảm bảo đúng quy định mới cho xe lưu hành; Chấp hành nghiêm sự kiểm tra, kiểm soát của lực lượng CSGT và các lực lượng chức năng có liên quan; Không trốn tránh hoặc có hành vi gây khó khăn, cản trở việc kiểm soát tải trọng của các cơ quan chức năng.